19/08/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Đau gần hậu môn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh có thể xảy ra tại khu vực này như trĩ, táo bón, rò hậu môn hay nứt kẽ hậu môn… Các trường hợp nhẹ đều có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc và chăm sóc tại nhà. Khi cơn đau diễn tiến nghiêm trọng hoặc đi kèm với những triệu chứng khác, người bệnh có thể cần được can thiệp ngoại khoa.
Đau gần hậu môn là tình trạng đau ở trong và xung quanh hậu môn hoặc trực tràng (vùng quanh hậu môn). Phần lớn đều không đáng lo ngại, nhưng triệu chứng đau có thể nghiêm trọng do khu vực này có nhiều dây thần kinh. Trường hợp đau gần hậu môn đi kèm với chảy máu trực tràng, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, cần được thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm.
Đau gần hậu môn có nhiều trường hợp khác nhau:
Đau gần hậu môn dữ dội: Cảm giác đau dữ dội như bị cắt có thể là dấu hiệu cho thấy có vết thương, vết loét hoặc vết nứt. Cơn đau hiện đau như dao đâm. Ngoài ra, trĩ huyết khối (bệnh trĩ có cục máu đông bên trong) cũng có thể gây đau dữ dội.
Đau gần hậu môn kèm cảm giác như có vật gì đó gây sưng tấy bên trong. Nguyên nhân có thể do áp xe phần mô mềm quanh ống hậu môn. Đôi khi, triệu chứng này là dấu hiệu của áp lực từ phân cứng, phân kẹt bên trong trực tràng hoặc ống hậu môn, không thể thoát ra ngoài.
TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI
Đau gần hậu môn kèm theo ngứa: Bệnh trĩ, nhiễm trùng nấm hậu môn (một dạng bệnh nấm candida), sùi mào gà hậu môn (bệnh lây truyền qua đường tình dục) thường gây đau kèm ngứa hậu môn.
Đau gần hậu môn sau khi đi đại tiện: Nguyên nhân phổ biến là vết nứt hậu môn. Ngoài ra, cũng có thể do phân cứng tăng độ ma sát gây kích ứng niêm mạc vùng ống hậu môn, khi phân cứng sẽ tổn thương búi trĩ, gây chảy máu từ búi trĩ hoặc trĩ sa ra ngoài.
Tình trạng đau gần hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nứt hậu môn (một vết rách nhỏ xuất hiện tại vị trí niêm mạc ống hậu môn)
Rò hậu môn
Hẹp hậu môn hoặc trực tràng (hẹp có thể do sẹo, viêm nhiễm nặng hoặc ung thư)
Táo bón
Bệnh Crohn
Tiêu chảy (gây kích ứng hậu môn)
Ứ phân (một khối phân cứng mắc kẹt ở trực tràng do táo bón mạn tính)
Bệnh sùi mào gà hậu_môn (condyloma hậu môn)
Bệnh trĩ
Hội chứng Levator ani (co thắt ở các cơ xung quanh hậu môn)
Áp xe quanh hậu môn (mủ ở mô sâu xung quanh hậu môn)
Proctalgia fugax (cơn đau thoáng qua do co thắt cơ trực tràng)
Viêm loét trực tràng (niêm mạc trực tràng bị viêm)
Hội chứng loét trực tràng đơn độc (loét trực tràng)
Bác sĩ có thể tiến hành khám hậu môn để chẩn đoán nguyên nhân gây ra cơn đau. Trong quá trình này, người bệnh sẽ nằm nghiêng về bên trái, đầu gối cong về phía ngực. Bác sĩ sẽ dùng một ngón tay (đã đeo găng tay được bôi trơn) luồn vào trực tràng để xem xét các tổn thương bên trong, bao gồm cả chức năng cơ. Tùy thuộc vào từng trường hợp, người bệnh có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như:
TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI
Nội soi trực tràng hoặc đại tràng: Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh của thành trực tràng giúp chẩn đoán tình trạng của trực tràng.
Đo áp lực hậu môn trực tràng: Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng và sức cơ của các cơ xung quanh trực tràng.
Đối với tình trạng đau gần hậu môn, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và tiến hành kiểm tra hậu môn để chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Từ đó, người bệnh sẽ được chỉ định về phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Các trường hợp nhẹ chỉ cần điều_trị, kết hợp chăm sóc tại nhà để giảm đau và cải thiện triệu chứng, bao gồm:
Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt;
Tập thể dục hàng ngày;
Dùng thuốc làm mềm phân để giảm táo bón và đau nhức khi đi đại tiện;
Ngâm mình trong bồn nước nóng (nước ngập đến phần hông) với tần suất vài lần/ ngày để giảm triệu chứng đau do trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc co thắt cơ trực tràng.
Bôi kem bôi trĩ không kê đơn để điều_trị bệnh trĩ;
Thoa kem để điều_trị nứt hậu môn;
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn;
Dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống virus hoặc thuốc chống nấm để điều_trị nhiễm trùng;
Thuốc giảm đau theo đơn;
Thuốc điề.u t.rị viêm trực tràng liên quan đến bệnh viêm ruột (IBD);
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ huyết khối, phẫu thuật lỗ rò hoặc giải phóng tình trạng căng cơ.
Nếu người bệnh bị đau gần hậu môn và nhận thấy xuất hiện các triệu chứng đáng lo ngại sau đây thì cần đi khám bác sĩ ngay:
+ Chảy máu trực tràng ồ ạt, chảy không ngừng, đi kèm triệu chứng lâng lâng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
+ Triệu chứng đau gần hậu môn ngày càng nặng, cơn đau lan rộng.
+ Đau gần hậu môn kèm sốt, ớn lạnh hoặc tiết dịch hậu môn.
7. Cách phòng ngừa tình trạng đau gần hậu môn
Để phòng ngừa tình trạng đau gần hậu môn, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:
Không dùng tay gãi quanh hậu môn;
Không nhịn đi đại tiện;
Không rặn quá mạnh khi đi đại tiện;
Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm cho vùng hậu môn như sữa tắm, xà phòng…
Không ăn đồ cay nóng;
Không uống rượu và đồ uống chứa caffeine;
Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để giữ cho phân luôn mềm, tránh táo bón;
Luyện tập thể dục đều đặn;
Lau hậu môn sau khi đi đại tiện bằng giấy vệ sinh sạch, ẩm, không chứa thành phần độc hại.
Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và hỗ trợ điều trị cao cấp cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Nếu gặp tình trạng này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại số điện thoại bên dưới để được tư vấn, đặt lịch thăm khám sớm nhé!
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí