05/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Rò hậu môn là bệnh lý tiêu hóa gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh mất tự tin. Tuy nhiên nhiều người chủ quan, “ngại” không trị rò hậu môn sớm dẫn đến nhiều biến chứng cũng như ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Vậy phương pháp trị rò hậu môn nào hiệu quả và cách phòng ngừa ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Rò hậu môn (còn gọi là bệnh mạch lươn) là tình trạng nhiễm trùng các khe và nhú trong ống hậu môn (nơi để đưa phân ra ngoài) khiến cho các tuyến ở giữa hai cơ thắt bị viêm, sinh mủ, sau đó vỡ mủ tạo thành lỗ rò hoặc đường rò.
Các nguyên nhân có thể gây rò hậu môn như: chấn thương niêm mạc hậu môn, vết nứt do quá trình rặn khi bị tiêu chảy, táo bón, sinh nở. Các bệnh lý suy giáp, khối u, béo phì, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột, giang mai cũng gây nên các vết rò hậu môn thứ cấp.
Xung quanh ổ rò là tổ chức hạt do các phản ứng viêm tạo nên. Tùy theo phản ứng của bệnh nhân và mức độ nhiễm khuẩn mà các lỗ rò có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: rò ngoài cơ thắt, rò qua cơ thắt, rò hoàn toàn (có lỗ rò ngoài), rò không hoàn toàn (chỉ có lỗ rò trong), rò trong cơ thắt, rò đơn giản, rò phức tạp (đường rò phân nhánh, ngoằn ngoèo),...
Rò hậu môn là bệnh lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể gây các biến chứng nặng nề cho cơ thể. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi; nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ giới.
Những cái phổ biến nhất là:
Đau nhức ở dưới mông
Đỏ, sưng quanh hậu môn
Sốt
Chảy dịch, mủ ở cạnh lỗ hậu môn
Không nên tự nặn hoặc chích các mụn cạnh hậu môn;
Không tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng sinh vì sẽ làm đường rò bị liền đứt quãng, khó phẫu thuật hơn;
Tùy vào mức độ rò và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nên đến khám tại cơ sở có khả năng phẫu thuật để được khám hậu môn. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị rò hậu môn. Nếu rò hậu môn được xác định là hệ quả của ung thư tiêu hóa, bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra hướng điều trị tối ưu tùy loại ung thư cụ thể (ung thư hậu môn, ung thư trực tràng…).
Nếu rò hậu môn không phải do ung thư tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật ngay để điều trị rò hậu môn. Ngoài ra, sau khi mổ, bệnh nhân có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để làm giảm cơn đau, đồng thời sử dụng thuốc làm mềm phân để dễ đi đại tiện.
Ngoài phẫu thuật cắt đường rò, người bệnh có thể chọn điều trị bằng tia laser. Khi thực hiện phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ cho một đầu phát tia laser nhỏ vào đường rò và đốt nó, giúp lành vết thương. Người bệnh cần được thăm khám để được bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Đốt Laser chỉ giải quyết được các đường rò đơn giản vì phẫu thuật viên phải dùng que thăm dò đi từ lỗ rò ngoài vào lỗ rò trong, đưa dây đốt Laser vào đốt đường rò. Quá trình thăm dò từ lỗ rò ngoài vào lỗ rò trong là một quá trình làm MÙ, rất dễ đi lạc đường, kết quả là đốt ngoài đường rò thay vì đốt laser trong đường rò, đặc biệt là đường rò cong queo, nhiều ngóc ngách khả năng đi tật đường rất cao do làm mù, nội soi đại tràng và được phẫu thuật cắt toàn bộ đường rò, tránh tái phát.
Khi xuất hiện những vết nứt hoặc có những yếu tố nguy cơ như rặn nhiều do táo bón, bệnh viêm đại tràng, sau cuộc sinh nở thường… người bệnh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để phòng ngừa, bao gồm:
Tập nhíu hậu môn 100 cái mỗi ngày: Nhíu hậu môn lại và giữ, đếm thầm từ 1 đến 10 và nhả ra (tính là 1 cái), giúp làm thông các tuyến ống hậu môn, ngừa tắc các tuyến ống hậu môn tránh gây áp xe hậu môn.
Bỏ thuốc lá sẽ ngừa áp xe và rò hậu môn tái phát đến 50%
Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10-15 phút/ngày. Biện pháp này có thể giúp cải thiện những triệu chứng đau rát, sát khuẩn vùng hậu môn do những vết nứt.
Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh như rau bina, bông cải xanh, cải bắp, dâu tây, dưa lưới, ớt ngọt, rau cần tây, dưa hấu, rau diếp…, giúp tăng dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón.
Tăng cường bổ sung chất xơ giúp giảm hình thành các vết nứt hậu môn, giảm thiểu nguy cơ hình thành lỗ rò hậu môn. Theo khuyến cáo từ Học viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, mỗi ngày nam giới nên bổ sung ít nhất 38 gam chất xơ, nữ giới là 25 gam chất xơ. Tăng cường tiêu thụ chất xơ sẽ giúp phân không quá cứng dẫn tới táo bón, đồng thời phân không quá lỏng tới mức gây tiêu chảy. Một số thực phẩm giàu chất xơ nên đưa vào thực đơn mỗi ngày như ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, lúa mạch, hạt bí ngô, atiso…
Chăm sóc vùng da xung quanh hậu môn bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Khi vệ sinh hậu môn nên dùng vòi rửa nhẹ, khăn mềm sạch, tránh sử dụng giấy vệ sinh để lau chùi.
Giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương hậu môn như mặc trang phục bó cứng, ngồi trên vùng không bằng phẳng…
Sau khi phẫu thuật trị rò hậu môn nếu người bệnh gặp phải những tình trạng như đau tức hậu môn, cảm giác muốn rặn, sốt, rối loạn đại tiện, táo bón, nhiễm trùng… thì cần trao đổi trực tiếp với các bác sĩ để kịp thời khắc phục.
Duy trì thuốc uống theo đơn bác sỹ
Chế độ ăn phòng táo bón
Ngâm hậu môn theo hướng dẫn của bác sỹ
Tái khám theo hẹn
Để được tư vấn chi tiết về các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi với trang thiết bị hiện đại và tiên tiến để chẩn đoán đúng và có phác đồ điều_trị phù hợp.
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí