05/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Rò hậu môn là tình trạng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ ở vùng hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy nhạy cảm và ngần ngại điều trị nên thường chủ quan trước căn bệnh này. Rò hậu môn kéo dài sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần nắm được thông tin bệnh và cách trị sao cho triệt để.
Rò hậu môn là tình trạng khi có một rãnh nhỏ ở giữa phần cuối ruột và da gần hậu môn. Hậu môn là nơi loại bỏ phân ra khỏi cơ thể. Bên trong hậu môn có rất nhiều tuyến nhỏ. Khi bạn bị rò hậu môn, một trong những tuyến này bị tắc có thể là do áp xe hoặc một khoang sâu bị nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị áp xe hậu môn là phẫu thuật thoát lưu, mặc dù một vài áp xe có thể thoát lưu tự phát. Khoảng 50% những áp xe này có thể phát triển thành rò.
Chỉ sau 5 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí
Mặc dù rò hậu môn có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái (như khó chịu, kích ứng da và thường không tự bớt), nhưng đây không phải là một tình trạng phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật.
Các triệu chứng rò hậu môn thường gặp nhất là:
Đau hậu môn, thường đau nhói và dữ dội. Bạn có thể cảm thấy đau nhiều hơn khi ho, đi đại tiện hoặc ngồi. Mông có thể nhạy cảm khi bị chạm vào.
Sưng và đỏ bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đang hoạt động dưới da (viêm mô tế bào).
Dịch chảy ra xung quanh hậu môn của bạn. Nó có thể bao gồm phân, dịch mủ hoặc máu. Có thể kèm theo mùi khó chịu.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn bao gồm:
Sốt;
Đau khi đi tiểu;
Đi tiểu không kiểm soát (són phân).
Bạn có thể (hoặc không thể) nhìn thấy lỗ rò bằng gương.
Khi lỗ trò không điều trị sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm tái phát xung quanh hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm có thể dẫn đến ung thư vùng hậu môn.
Mặt khác, nếu cơ vòng hậu môn bị tổn thương hoặc cơ thắt hậu môn bị cắt bỏ có thể dẫn đến tình trạng đại tiện không tự chủ.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
Áp xe hậu môn tái phát
Đau và sưng quanh hậu môn
Đau khi đi tiêu
Chảy máu
Thoát dịch hôi hay máu (mủ) từ chỗ mở xung quanh hậu môn. Cơn đau có thể giảm sau khi thoát lưu rò
Kích ứng da xung quanh hậu môn do thoát lưu liên tục
Sốt, ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi toàn thân. (Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của các bệnh khác).
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rò hậu môn, bác sĩ sẽ khám trực tràng, nhưng một số bệnh nhân có thể được yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để sàng lọc các bệnh sau:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh túi thừa
Ung thư trực tràng
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ sẽ gây tê bạn để khám bệnh. Bác sĩ cũng có thể cho siêu âm, chụp CT hoặc MRI.
Nếu không được điều_trịi, bạn cần phải phẫu thuật vì chúng hiếm khi lành. Các phương pháp chính bao gồm:
Cắt đường rò. Một thủ thuật liên quan đến việc cắt mở toàn bộ chiều dài của lỗ rò để nó lành thành một vết sẹo phẳng.
Thủ thuật seton. Bác sĩ sẽ đặt seton trong đường rò và để lại trong đó vài tuần để giúp nó lành lại trước khi tiến hành thủ tục điều trị tiếp theo.
Các kỹ thuật khác. Phương pháp này bao gồm lấp đầy lỗ rò với keo đặc biệt, khóa vết rò bằng một phích đặc biệt hoặc bao phủ nó bằng một vạt mô.
Tất cả các thủ thuật này đều có những lợi ích và rủi ro khác nhau. Bạn có thể thảo luận điều này với bác sĩ phẫu thuật. Nhiều người không cần ở lại bệnh viện qua đêm sau khi phẫu thuật, mặc dù một số có thể cần ở lại bệnh viện vài ngày.
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kê thuốc giảm đau cùng với một số hướng dẫn cách tự chăm sóc. Những điều này có thể bao gồm:
Bổ sung nước và chất xơ: Thuốc giảm đau có thể gây ra táo bón, vì vậy bác sĩ có thể kê đơn thuốc để ngăn chặn điều này. Điều quan trọng là phải kết hợp với việc uống nhiều nước.
Ngâm hậu môn: Ngâm hậu môn trong nước ấm ít nhất một lần mỗi ngày sẽ giúp làm dịu và nhanh lành vết thương.
Xử lý vết thương: Bạn có thể cần phải thay băng vết thương thường xuyên để giữ sạch sẽ.
Tuy không có những biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng rò hậu môn nhưng bạn có thể thực hiện những gợi ý sau để tránh những yếu tố nguy cơ:
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô ráo.
Hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh.
Cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón.
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản như nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều_trị bệnh rò hậu môn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ đến hotline Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ!
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí