Những dấu hiệu đáng lo khi bị đau bụng dưới và hậu môn cùng lúc

21/08/2024

Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi

Đánh giá hữu ích:

Tình trạng đau bụng dưới và hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… Cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới, phía trên hậu môn, đôi khi xuất hiện khắp vùng bụng và không có vị trí cụ thể.

  • TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
  • Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
  • phí điều trị
  • phí phẫu thuật
  • Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI

1. Đau bụng dưới và hậu môn là hiện tượng gì?

Đau bụng dưới và hậu môn là tình trạng đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới, thường kèm theo táo bón, tiêu chảy hoặc lẫn máu trong phân. Các triệu chứng đau do bệnh lý ở đại tràng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều_trị kịp thời, tránh xảy các vấn đề nghiêm trọng về sau.

2. Thường bị đau bụng do bệnh đại tràng ở vị trí nào?

Thông thường, triệu chứng đau do bệnh lý ở đại tràng có thể xuất hiện khắp vùng bụng. Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ thấy đau ở một vị trí cụ thể, như vùng mạn sườn phải/trái, hố chậu phải/trái. Mức độ đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ.

Đại tràng có chiều dài khoảng 1-2 m. Chức năng chính là co bóp để đẩy chất thải và thức ăn đã tiêu hóa về phía trực tràng. Khi đại tràng ở trạng thái khỏe mạnh, những cơn co thắt này hoàn toàn không gây đau đớn và khó nhận ra. Người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đau khi đại tràng bị viêm, kích ứng, tắc nghẽn, gây ra các cơn co thắt mạnh.

3. Dấu hiệu khi đau bụng dưới và hậu môn

Cơn đau xuất phát từ đại tràng có thể gây đau ở nhiều vùng khác nhau ở bụng. Nguyên nhân có thể do viêm, kích ứng, tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máu đến một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Một số triệu chứng điển hình có thể gặp phải như:

  Đau bụng kiểu co thắt (thường cải thiện sau khi đi đại tiện)

  Đầy hơi

  Táo bón

  Tiêu chảy

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới và hậu môn

Cơn đau có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân điển hình dưới đây

 Táo bón

Táo bón là tình trạng đi đại tiện phân cứng hoặc tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới và hậu môn. Đây là triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác nhau, thường đi kèm dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi. Một số nguyên nhân gây táo bón mạn tính là táo bón chức năng, hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C) hoặc rối loạn đại tiện (do các rối loạn về cơ và thần kinh của sàn chậu).

 Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện phân lỏng hoặc nhiều nước, với tần suất từ 3 lần/ ngày trở lên. Cơn đau thường cải thiện sau khi đi đại tiện.

 Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng. Tình trạng này thường xuất hiện với triệu chứng khó chịu hoặc đau bụng tái phát kèm theo ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau: đau liên quan đến đại tiện, đau liên quan đến tiêu chảy hoặc táo bón, đau liên quan đến sự thay đổi độ đặc của phân.

 Nứt kẽ hậu môn

Ai hay bị táo bón mà không xử lý sẽ rất dễ bị nứt kẽ hậu môn. Lúc này, việc đi ngoài sẽ trở thành “thảm họa” với tất cả người bệnh. Vì tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương, làm nứt kẽ hậu môn và gây đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn.

Chưa kể, khi đó vùng hậu môn cũng rất dễ bị sưng tấy, dễ bị hại khuẩn tấn công và làm cho những triệu chứng bệnh càng thêm trầm trọng, gây đau đớn âm ỉ, đi đại tiện bất tiện… cho người bệnh.

 Viêm đại tràng

Một số bệnh lý thường gặp nhất bao gồm: viêm đại tràng cấp do vi khuẩn, bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng chảy máu , viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (giảm lưu lượng máu đến đại tràng), viêm đại tràng vi thể, viêm đại tràng giả mạc…

 Bệnh túi thừa

Túi thừa là những túi nhỏ, phồng lên và nhô ra trong thành ruột, có thể xảy ra ở nhiều nơi trên đường tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng. Túi thừa có thể bị viêm do ứ đọng thức ăn hoặc phân, vi khuẩn…; áp xe túi thừa; chảy máu hoặc thủng túi thừa. Vị trí đau bụng tuỳ thuộc vào vị trí túi thừa bị tổn thương.

 Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Triệu chứng cảnh báo là đau quặn vùng bụng dưới, đi kèm táo bón, nôn, buồn nôn, đầy hơi, suy nhược, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân…

7. Cách chữa khi bị đau bụng dưới và hậu môn

Phương pháp hỗ trợ điều trị đau bụng dưới và hậu môn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

 Táo bón: Người bệnh tự chăm sóc tại nhà bằng cách uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, ăn nhiều chất xơ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhuận tràng để cải thiện triệu chứng.

 Tiêu chảy: Đối với tình trạng đau bụng do tiêu chảy cấp tính, người bệnh cũng áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như xây dựng chế độ ăn BRAT (chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng), uống nhiều nước hơn và tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm, thuốc không kê đơn để cải thiện triệu chứng.

 Hội chứng ruột kích thích: Người bệnh bị đau bụng do hội chứng ruột kích thích có thể trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng.

 Viêm đại tràng: Các tình trạng viêm đại tràng cơ bản được hỗ trợ điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Trong trường hợp mắc viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, người bệnh cần điều_trị tại bệnh viện bằng thuốc kháng sinh và nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Kháng sinh cũng có thể được chỉ định sử dụng để xử lý nhiễm trùng Clostridioides difficile (C. diff) (gây viêm đại tràng giả mạc).

 Viêm túi thừa: viêm túi thừa không có biến chứng như thủng hoặc chảy máu có thể cải thiện sau khi sử dụng kháng sinh kết hợp nhịn ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Nếu tình trạng diễn tiến nghiêm trọng có các biến chứng như: thủng, áp xe, chảy máu túi thừa, NB sẽ được can thiệp sâu hơn, thậm chí có thể sẽ phải can thiệp ngoại khoa.

 Ung thư đại trực tràng: tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà phương pháp điều_trị có thể khác nhau: cắt hớt niêm mạc đại trực tràng qua nội soi với các ung thư tại chỗ chưa xâm lấn hạ niêm mạc, xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật với các giai đoạn muộn hơn.

8. Đau bụng dưới và hậu môn có nguy hiểm gì không?

Đau bụng dưới và hậu môn đôi khi do táo bón, tiêu chảy, thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể cảnh báo các vấn đề bệnh lý nguy hiểm hơn như: nứt kẽ hậu môn, viêm túi thừa, ung thư đại tràng… Người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều_trị sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng về sau.

Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ đa dạng nhu cầu thăm khám của khách hàng.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng đau bụng dưới và hậu môn, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều_trị và phòng ngừa. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch thăm khám và điều_trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi, xin quý khách vui lòng để lại thông tin liên hệ theo mẫu dưới đây.

tư vấn miễn phí
Tư vấn 24/7 086 6901 115

Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan