11/08/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Triệu chứng đi vệ sinh có máu là một tình trạng có thể khiến nhiều người lỡ mắc phải cảm thấy lo lắng nhiều. Vậy khi gặp phải triệu trứng đi vệ sinh có máu, chúng ta nên làm gì?
Triệu chứng đi vệ sinh có máu có thể dễ dàng được nhận biết với đặc trưng như:
Máu màu đỏ tươi hoặc hồng tươi lẫn trong phân;
Máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc máu trong bồn cầu sau khi đi đại tiện;
Bên cạnh đó, còn có trường hợp bệnh nhân đi ngoài có máu đen lẫn trong phân, nguyên nhân được giải thích là do máu đã chảy trước đó, được lưu trữ trong đường tiêu hóa, khiến máu bị oxy hóa và làm mất đi màu đỏ đặc trưng.
Chỉ sau 5 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí
Thông thường, nếu triệu chứng đi vệ sinh có máu không biểu hiện thường xuyên mà chỉ gặp khi người bệnh bị táo bón, đi kèm với đó là đau rát do tổn thương niêm mạc hậu môn thì bệnh thường không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một vài ngày.
Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kéo dài¸ liên tục đi kèm với những bất thường về sức khỏe khác thì bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý. Vì có thể nguyên nhân là bệnh lý nguy hiểm hơn. Khi đó, bệnh nhân cần đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và đ-i-ề-u t-r-ị kịp thời.
Dựa vào lượng máu chảy ra và các triệu chứng đi kèm có thể nhận biết được một số bệnh lý liên quan, cụ thể:
Trĩ là căn bệnh nhiều người mắc phải, cũng là nguyên nhân gây phổ biến gây ra triệu chứng đi vệ sinh có máu thường gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cũng khá đa dạng như: Ngồi nhiều, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính, ăn ít chất xơ, ít uống nước, căng thẳng kéo dài, sinh con…v.v.
Ngoài ra, bệnh trĩ cũng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người bệnh cần dùng thuốc điều trị kéo dài.
Bên cạnh bệnh trĩ, thì nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng đi vệ sinh có máu, máu tươi chảy thành giọt sau khi đi đại tiện. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng đau vùng hậu môn khi đi đại tiện.
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do khi bị táo bón người bệnh thường rặn mạnh làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm loét, nhiễm khuẩn hậu môn nếu không được điều trị đúng cách.
Polyp hình thành là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu khi bệnh nhân đi đại tiện.
Lỗ rò giữa hậu môn và da hoặc trực tràng và hậu môn gọi là lỗ rò ống tiêu hóa. Lỗ rò sẽ khiến dịch tiêu hóa, mủ và máu có thể bị rò ra ngoài lẫn với phân, khi đó người bệnh sẽ thấy triệu chững đi vệ sinh có máu thường xuyên với lượng máu khác nhau.
Đối với các trường hợp này, bệnh nhân cần được chẩn đoán và phẫu thuật để xử lý, ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do có nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, sa trực tràng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1- 3 tuổi hoặc người cao tuổi (trên 50 tuổi), gây tình trạng đi vệ sinh có máu đi kèm theo đau bụng dưới.
Bệnh sa trực tràng cần đ-i-ề-u t-r-ị sớm để các tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến như: sa căng cơ, loét trực tràng đơn độc, hoại tử khối ruột sa...v.v.
Túi thừa xảy ra khi thành ruột kết bị phồng lên và thường xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân gây ra tình trạng túi thừa chưa được xác định rõ, song các bác sĩ cho rằng có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ quả…v.v.
Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa này có thể bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Tình trạng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn, nếu túi thừa không bị cắt bỏ thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Đa số nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn, một số khác là do virus. Bệnh không chỉ khiến người bệnh có triệu chứng đi vệ sinh có máu, mà trong phân còn thường lẫn nhiều chất nhầy.
Để việc hỗ trợ điều_trị được hiệu quả, bệnh nhân cần bù đủ chất lỏng, đồng thời dùng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.
Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần gần hậu môn nhất được gọi là trực tràng, cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm và chảy máu nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại trực tràng, bao gồm: Táo bón, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn…v.v.
Nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra tình trạng đi ngoài ra máu chính là ung thư đại tràng. Bệnh xảy ra khi tế bào bất thường sinh trưởng ở đây và hình thành khối u ác tính. Tình trạng viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng sẽ dẫn tới chảy máu. Ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng.
Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng với các triệu chứng bất thường như đau bụng, đi ngoài ra máu, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, nôn ói, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột…v.v. Phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể giúp bệnh nhân ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn.
Để ngăn ngừa triệu chứng đi vệ sinh có máu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mọi người nên áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:
Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ và các loại rau quả tươi ngon.
Hạn chế thực phẩm cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ…v.v.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc những đồ uống chứa chất kích thích như cà phê.
Tập thói quen đại tiện đều đặn trong ngày, không ngồi đại tiện quá lâu và rặn mạnh dễ gây bệnh trĩ.
Thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm nâng cáo sức đề kháng.
Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại sau mỗi giờ làm việc.
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi.
Khi phát hiện ra triệu chứng đi vệ sinh có máu, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp hỗ trợ điều_trị bệnh phù hợp nhé!
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí