30/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Đi cầu có máu là tình trạng khá thường gặp, nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đây là dấu hiệu khiến nhiều người lo lắng và đến gặp bác sĩ. Chính vì thế, dấu hiệu đi cầu có cần được đánh giá và xem xét một cách cẩn thận để có hướng hỗ trợ điều trị hợp lý.
Đi cầu có máu là tình trạng người bệnh đi cầu ra máu màu đỏ tươi hoặc hồng hoặc máu đen lẫn trong phân.
Người bệnh có thể đi cầu ra máu toàn bãi, dính sợi bên ngoài phân, hoặc lẫn trong phân hay đôi khi không thấy ở phân nhưng dính trên giấy vệ sinh.
Màu sắc của máu dính trên phân cũng giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu hiện tượng này chỉ gặp khi bị táo bón, chảy máu đi kèm với đau rát do tổn thương niêm mạc thì thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một vài ngày.
Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài¸ liên tục kèm theo các triệu chứng khác thì cần lưu ý xem xét và đánh giá cẩn thận để phát_hiện kịp thời tình huống cần cấp cứu.
Đi cầu ra máu là tình trạng người bệnh đi ngoài phân có dính máu đỏ tươi, đỏ sẩm hoặc màu đen
Đi ngoài có máu là triệu chứng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này:
Chỉ sau 5 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí
Nứt hậu môn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đi cầu có máu ở trẻ nhỏ và cũng có thể gặp ở người lớn.
Máu từ vết nứt hậu môn thường có màu đỏ tươi. Táo bón có thể gây nứt hậu môn là do phân to, cứng và khó đi đại tiện.
Trong trường hợp này khi thăm khám kéo căng da vùng hậu môn sẽ thấy được vết nứt. Chúng thường không có gì quá nghiêm trọng, có thể tự lành sau vài ngày.
Bạn có thể uống nhiều nước hơn và ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách hiệu quả để hạn chế táo bón gây nứt hậu môn.
Polyp đại trực tràng là một khối u nhỏ trên niêm mạc đại trực tràng. Khoảng 25% người từ 50 tuổi trở lên mắc phải bệnh lý này.
Polyp thường không có triệu chứng nhưng đôi khi chúng có thể gây ra tình trạng đi cầu có máu đỏ tươi do quá trình di chuyển của phân qua đại trực tràng làm trầy xước khối u.
Bệnh trĩ là các mạch máu giãn ra và có thể phình ra ở hậu môn. Trĩ thường gây khó chịu vì đau hoặc ngứa.
Do có rất nhiều mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng nên bệnh trĩ thường gây chảy máu đỏ tươi.
Bệnh trĩ thường gặp ở những người:
Bị tiêu chảy mãn tính,
Táo bón,
Làm nhiều việc nặng,
Ngồi thường xuyên trong thời gian dài,
Phụ nữ đang mang thai.
Đi cầu có máu là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên. Trong trường hợp này phân thường có màu đen, hắc ín do quá trình tiêu hóa khi di chuyển trong lòng ruột.
Tuy nhiên phân cũng có thể có màu đỏ trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên ào ạt. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là loét dạ dày tá tràng.
Xuất huyết tiêu hóa trên ngoài triệu chứng đi ngoài có máu người bệnh còn có thể nôn ra máu và được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi.
Sa trực tràng và bệnh trĩ thường có triệu chứng khá giống nhau nên hay gây nhầm lẫn cho người bệnh.
Sa trực tràng thường xuất hiện ở người cao tuổi với tình trạng đi ngoài có máu kèm theo đau bụng dưới.
Bệnh sa trực tràng cần hỗ trợ điều trị sớm để tránh biến chứng.
Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý nhiễm khuẩn dạ dày và ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Đôi khi, viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy ra máu, nguyên nhân thường là viêm dạ dày ruột do vi khuẩn.
Hầu hết các trường hợp, bệnh viêm dạ dày ruột sẽ tự thuyên giảm nhưng nếu các triệu chứng vẫn không giảm sau vài ngày hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Người bệnh không nên chủ quan khi gặp tình trạng đi cầu có máu vì đây là triệu chứng nguy hiểm cần được thăm khám và điều_trị thích hợp tùy theo nguyên nhân, mức độ mắc phải.
Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ cho thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng và thuốc kháng sinh để giảm viêm, sưng đau. Trường hợp nặng cần sử dụng biện pháp can thiệp trực tiếp.
Tuy nhiên, người bệnh có thể dự phòng các nguyên nhân đơn giản gây ra hiện tượng đi cầu có máu bằng cách:
Ăn nhiều rau xanh, chất xơ.
Uống nhiều nước.
Hạn chế đồ ăn độc hại như chiên, đồ cay nóng,… và các chất kích_thích.
Hình thành thói quen đi tiêu đúng giờ, không nín nhịn nhiều.
Sắp xếp giờ giấc sinh học hợp lý.
Không nên ngồi lâu, nên dành 10 - 15 phút để đi lại thư giãn.
Tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe.
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn.
Trên đây là những thông tin mà Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi đã tổng hợp về tình trạng đi cầu có máu. Hy vọng bạn đã có cái nhìn khái quát về tình trạng này và nên xem xét đi gặp bác sĩ khi có triệu chứng.
Nếu còn thắc mắc nào khác bạn hãy gọi ngay đến hotline: 0866 901 115 để được tư vấn miễn phí nhé!
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí