08/08/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Bệnh trĩ nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm nhiễm hậu môn, hoại tử hậu môn, nguy hiểm hơn là ung thư hậu môn. Có thể chữa bệnh trĩ dứt được không? Cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh trĩ hiện chưa được khoa học khẳng định chính xác. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở các đối tượng có các yếu tố thuận lợi làm áp lực trong trực tràng tăng lên, chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng và tạo thành búi trĩ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được kiểm soát thì búi trĩ sẽ to lên và thò ra ngoài.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành trĩ là:
+ Mang thai: Trọng lượng của thai nhi chèn ép lên vùng hậu môn - trực tràng nên phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc trĩ hơn bình thường.
+ Tuổi tác: Các cơ vùng hậu môn dễ bị thoái hóa hơn khi tuổi càng cao, do đó, bệnh trĩ cũng thường gặp hơn, nhất là đối tượng trong đội tuổi 30 - 60.
+ Ngồi/đứng quá lâu: Việc đứng hay ngồi quá lâu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bởi vùng hậu môn, trực tràng phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài.
+ Chế độ ăn ít chất xơ: Một chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây táo bón khiến gia tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
+ Uống ít nước: Mỗi người trưởng thành cần uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Nước giúp hệ tiêu hóa cũng như tuần hoàn máu khỏe mạnh. Nếu không cung cấp đủ lượng nước, các cơ quan tiêu hóa sẽ bị rối loạn hoạt động, giảm nhu động ruột cũng như tình trạng tăng hấp thu nước từ phân của đại tràng khiến cho phân bị vón cục và gây tình trạng táo bón, từ đó làm gia tăng nguy cơ hình thành trĩ.
Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón Khi bị táo bón, người bệnh đi ngoài sẽ phải rặn nhiều hơn, dẫn đến tăng áp lực hậu môn, trực tràng. Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ dẫn đến trĩ như:
+ Tâm lý căng thẳng, stress.
+ Người bị mắc các bệnh lý đường hô hấp dẫn đến ho nhiều, làm tăng áp lực ổ bụng.
+ Người lao động chân tay, làm việc nặng nhọc.
Bệnh trĩ rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần khi những người trẻ tuổi bị trĩ ngày một nhiều. Đôi khi, trĩ không gây ra triệu chứng rõ ràng nhưng có thể nhận biết nếu gặp tình trạng ngứa ngắn, khó chịu và chảy máu ở vùng hậu môn.
Với trường hợp được phát hiện bệnh sớm, thì việc điều trị trở nên dễ dàng và khả năng chữa dứt điểm trĩ cũng sẽ cao hơn. Ngược lại, khi phát hiện muộn, bệnh đã trở nặng kèm theo các triệu chứng rõ ràng thì sẽ rất khó khăn để thoát trĩ hoàn toàn, trĩ có thể tái đi tái lại hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu được tầm soát sớm, nhận biết trĩ sớm, điều trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể được chữa dứt điểm hoàn toàn.
Bên cạnh đó sau khi đ-i-ề-u t-r-ị thành công, người bệnh cũng phải duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để ngăn chặn các nguy cơ trĩ tái lại. Đặc biệt là truy tìm căn nguyên gây ra trĩ để xử lý tận gốc. Chẳng hạn nếu trĩ do ăn ít chất xơ, lười vận động thì cần điều chỉnh cách ăn uống, vận động hàng ngày. Tương tự nếu trĩ là hậu quả của một bệnh lý nào đó như u đại trực tràng thì cần điều trị hiệu quả bệnh lý này.
Hiện nay, với sự phát triển của y học tiên tiến, rất nhiều phương pháp chữa trĩ ra đời bao gồm –đ-i-ề-u t-r-ị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ,…v.v. Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương án đ-i-ề-u t-r-ị phù hợp để đem lại hiệu quả chữa trĩ cao nhất.
Các phương pháp điều trị phổ biến được lựa chọn bao gồm:
3.1. Phương pháp đ-i-ề-u trị nội khoa
Người bệnh thường được hướng dẫn lựa chọn các loại thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng da bị tổn thương ở khu vực hậu môn, thuốc sẽ có tác dụng tại chỗ giúp thuyên giảm các triệu chứng, giảm đau, giảm ngứa, chống viêm nhiễm,…v.v. Ngoài ra có thể kết hợp cùng thuốc uống tùy theo trường hợp cụ thể. Tuy nhiên việc điều trị nội khoa chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không thể chữa triệt để trĩ, nhất là khi trĩ đã ở mức độ nặng.
- Thắt búi trĩ bằng dây thun
Bác sĩ sẽ sử dụng vòng cao su rồi lồng vào cổ búi trĩ, sau đó thắt nghẹt lại để máu không thể tới nuôi búi trĩ. Khi đó, búi trĩ sẽ bắt đầu hoại tử, tự teo lại và rụng.
- Chích xơ búi trĩ
Hiện nay, phương pháp chích xơ búi trĩ đang được nhiều cơ sở y tế trong cả nước áp dụng nhưng với những loại thuốc và kỹ thuật chích xơ khác nhau. Tuy nhiên, với các trường hợp bị trĩ nội nặng và sa niêm mạc, trĩ vòng, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp thì thủ thuật này thường không được chỉ định vì lo sợ người bệnh có thể bị đau đớn do tiêm hoặc gặp phải các biến chứng khác như trĩ sa, chảy máu sau tiêm,…v.v. khi đó cần xem xét tình trạng bệnh chi tiết mới có thể đưa ra kết luận chính xác.
- Tiêm búi trĩ
Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và tỷ lệ tai biến thấp. Tiêm búi trĩ không gây ra nhiều đau đớn, không phải mất máu, không cần nằm viện và đặc biệt là không phải dùng các hoạt động trong thời gian điều trị.
Lưu ý: các phương pháp này hiện nay ít được áp dụng do nguy cơ tái phát cao, có trường hợp trĩ tái lại sau 3 - 6 tháng điều trị. Ngoài ra còn tiềm ẩn một số biến chứng như chảy máu hậu môn, nhiễm trùng…v.v.
Phẫu thuật được áp dụng đối với trĩ nặng độ III, độ IV. Điều trị bằng phẫu thuật được đánh giá là phương pháp chữa trĩ triệt để nhất, mang lại hiệu quả cao và khả năng tái phát thấp. Phẫu thuật có thể được chỉ định với mọi loại trĩ. Trước đây mổ trĩ là nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh bởi cơn đau sau mổ và cần rất nhiều thời gian để hồi phục.
Sự phát triển của y học hiện đại đã tạo ra nhiều phương pháp phẫu thuật ít xấm lấn, giúp xử lý búi trĩ hiệu quả đồng thời giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo là một ví dụ nổi bật. Với phương pháp này, người bệnh rất ít đau sau mổ do các thao tác phẫu thuật được thực hiện ở vùng không có cảm giác đau. Tốc độ phục hồi sức khỏe cũng nhanh hơn, bệnh nhân không cần phải nằm viện lâu, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi: “Có thể chữa bệnh trĩ dứt điểm được không?” thì câu trả lời được đưa ra là: có thể. Để nâng cao tỷ lệ -ch-ữ-a t-r-ị trĩ thành công thì chúng ta cần chủ động thăm khám, đến các cơ sở điều trị chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí