Tiểu lắt nhắt ở nữ giới: Không nên chủ quan xem thường

30/09/2024

Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi

Đánh giá hữu ích:

Tiểu lắt nhắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đây là 1 triệu chứng có thế gặp phải trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tiểu lắt nhắt đôi khi còn đi kèm với triệu chứng tiểu buốt. Nếu hiện tượng này xảy ra không phải do uống nhiều nước thì cần hết sức lưu ý vì nếu không chữa trị sớm sẽ khiến cho sức khỏe gặp phải nhiều vấn đề đáng quan ngại.

  • TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
  • Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
  • phí điều trị
  • phí phẫu thuật
  • Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

Tiểu lắt nhắt ở nữ là gì?

Tiểu rắt ở nữ là tình trạng đi tiểu với tần suất cao bất thường trong ngày. Song lượng nước tiểu ra rất ít trong mỗi lần tiểu. Đôi khi, vấn đề tiểu rắt ở nữ cùng đi kèm với són tiểu, tiểu gấp và tiểu không kiểm soát.

Tiểu lắt nhắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chị em khi liên tục buồn tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, tình trạng són tiểu, tiểu rắt của phụ nữ cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm nhiễm vùng kín.

Các triệu chứng tiểu lắt nhắt ở nữ

Các trường hợp nữ mắc tiểu rắt có thể xuất hiện một số triệu chứng thường gặp như sau:

Một số trường hợp muốn tiểu đột ngột và không kịp nén.

Có cảm giác muốn tiểu gấp khi vận động, nhất là khi đang tập thể dục.

Tiểu nhiều lần trong ngày và đêm.

Cảm thấy đau, buốt hoặc rát trong quá trình đi tiểu.

Nguyên nhân gây tiểu lắt nhắt ở nữ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng tiểu lắt nhắt ở nữ, bao gồm:

Yếu tố cơ bản: suy giảm chức năng đàn hồi của cơ bàng quang, cơ cương hậu của ống tiểu làm giảm khả năng kiểm soát tiểu tiện.

Sinh đẻ và tuổi tác: quá trình mang thai, sinh con và mãn kinh có thể làm suy yếu cơ bàng quang, dẫn đến tiểu rắt.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm và làm suy yếu cơ bàng quang. Người bệnh khi đi tiểu nếu cảm thấy đau ở bên trong hoặc trên xương mu thường liên quan đến đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường sinh dục, viêm vùng kín,... Nếu người bệnh đi tiểu có cảm giác đau ở bên ngoài thường liên quan đến các vấn đề ở “cô bé”.

Tiếp xúc hoặc sử dụng nhiều chất kích thích như cafein, rượu bia hoặc nước ngọt, dị ứng với các chất tẩy rửa quần áo...

Các bệnh lý khác: một số bệnh lý như viêm cơ bàng quang, liệt cơ bàng quang, các khối u trong khu vực tiết niệu có thể là nguyên nhân.

Những nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến phụ nữ tiểu lắt nhắt gồm có:

Sử dụng rượu

Căng thẳng, hoặc rối loạn lo âu

Giao hợp không an toàn

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Tác dụng của thuốc lợi tiểu

Hẹp niệu đạo

Nhiễm trùng thận

Viêm bàng quang kẽ

Ung thư bàng quang (rất hiếm gặp)

Xạ trị vùng chậu để điều trị một số bệnh ung thư

Khối u hoặc tăng trưởng trong khung chậu

Một số bệnh về não, hệ thần kinh

Đột quỵ.

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tình trạng đi tiểu thường xuyên không thuyên giảm, hoặc nếu như:

Bạn không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng (chẳng hạn như: uống nhiều nước, rượu hoặc caffeine)

Giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của bạn bị gián đoạn

Tiết nhiều dịch âmđạo hơn.

Ngoài ra, bạn hãy đi khám ngay lập tức nếu đi tiểu thường xuyên và gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Sốt

Mệt mỏi

Đau lưng, đau bên sườn

Đau bụng dưới, đau háng

Nôn mửa hoặc ớn lạnh

Tăng cảm giác khát nước hoặc thèm ăn

Giảm cân đột ngột

Khó đi tiểu

Đau khi đi tiểu

Tiểu rắt ra máu (nước tiểu màu đỏ hoặc nâu sẫm)

Tiểu không kiểm soát

Mất kiểm soát bàng quang.

Hỗ trợ điều trị tiểu lắt nhắt ở nữ

Điều trị tiểu lắt nhắt ở nữ có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau bao gồm:

Thay đổi lối sống: thực hiện lối sống lành mạnh, uống nước nhiều vào ban ngày và giảm dần về đêm, hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê, nước ngọt,...

Vật lý trị liệu: thông qua các bài tập Kegel, các bài tập tăng cường cơ bàng quang,... để cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện.

Các loại thuốc: một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tiểu rắt ở nữ như: thuốc kháng sinh, thuốc tăng cường cơ bàng quang và thuốc kháng cholinergic (cần uống theo đơn của bác sĩ).

Điều trị ngoại khoa: bao gồm các phương pháp xung điện, can thiệp laser và phẫu thuật,... có thể được áp dụng trong một số trường hợp nặng như sỏi hệ tiết niệu,...

Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi quy tụ các bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm luôn là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng mà chị em có thể tham khảo. Đây là cơ sở hàng đầu về khám các bệnh phụ khoa, nam khoa tại Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng tiểu lắt nhắt ở nữ giới. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn đọc cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào hoặc đặt lịch khám, hãy liên hệ ngay tới số Hotline 0866 901 115 của Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi để được giải đáp và hướng dẫn.

Bài viết liên quan