30/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Khi bị rò rỉ nước tiểu, hầu hết người mắc sẽ im lặng chịu đựng vì cảm thấy xấu hổ, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc của chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới rò rỉ nước tiểu và có biện pháp nào để cải thiện hiệu quả không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích!
Rò rì nước tiểu hay còn gọi là són tiểu là hiện tượng rò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu (bệnh tiểu không tự chủ). Đây là tình trạng nước tiểu bị rỉ ra không theo ý muốn. Dòng nước tiểu yếu nhưng có thể tự rỉ bất kỳ lúc nào, nhất là lúc ho, hắt hơi hoặc mang vác vật nặng. Bệnh gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tâm sinh lý bất ổn.
Chị em có thể nhận biết mình bị són tiểu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Ho, hắt hơi, rặn;
- Chạy, nhảy;
- Khuân vác vật nặng;
- Lúc giao hợp;
- Vừa có cảm giác mắc tiểu là đi ngay nhưng không kịp.
- Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều;
- Đi tiểu đêm;
- Đái dầm;
- Cảm giác quần ướt cả ngày, có mùi hôi khó chịu;
- Cảm giác muốn tiểu nhưng rặn không ra giọt nào;
- Không có cảm giác mắc tiểu rõ ràng.
Rò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có đến 80% người bị són tiểu có nguyên nhân là rối loạn chức năng chế ước của bàng quang: Bàng quang có chức năng dự trữ nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải ra ngoài thông qua đường niệu đạo. Tuy nhiên, ở nhiều người, chức năng này bị rối loạn, các cơ bàng quang suy yếu, cơ vòng mở ra bất chợt khi chưa nhận được tín hiệu từ não, gây tiểu không tự chủ, tiểu són.
Ngoài nguyên nhân trên, rò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu còn do nhiều nguyên nhân khác nhau khác, bao gồm:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu tạm thời có thể do thói quen ăn uống hoặc do mắc bệnh lý, cụ thể:
Nguyên nhân không do bệnh lý
Sử dụng một số đồ uống, thực phẩm có chứa chất kích thích gây kích thích bàng quang và tăng lượng nước tiểu như: Rượu, bia, caffein, đồ uống có ga, socola, nước ngọt,…;
Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều gia vị, đường, axit, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhanh, đồ rán chiên xào, trái cây họ cam quýt, ớt,…;
Tác dụng phụ của thuốc gây lợi tiểu: Thuốc điều trị huyết áp, bệnh tim, thuốc an thần, thuốc giãn cơ,…;
Sử dụng vitamin C liều cao cũng có thể gây đi tiểu xong bị rỉ nước.
Nguyên nhân do bệnh lý
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các vi sinh vật có hại xâm nhập gây kích thích hệ tiết niệu, trong đó có bàng quang và niệu đạo khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và đôi khi không kiểm soát, âmđạo và dương vật bị rỉ nước tiểu thường xuyên.
Táo bón: Trực tràng và bàng quang có cùng dây thần kinh chi phối và vị trí của trực tràng gần bàng quang. Do đó, khi bị táo bón, phân sẽ cứng lại lâu ngày trong trực tràng gây chèn ép bàng quang và khiến dây thần kinh hoạt động quá mức làm cho người bệnh đi tiểu nhiều, hay bị tiểu ra quần, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu.
Nước tiểu rò rỉ liên tục có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý:
Nguyên nhân sinh lý
Thai kỳ: Bà bầu bị rỉ nước tiểu khá phổ biến bởi sự thay đổi nội tiết tố và trọng lượng thai nhi phát triển có thể tăng áp lực lên bàng quang dẫn tới tiểu không kiểm soát;
Phụ nữ sau khi sinh: Sau khi sinh nở có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu, cơ bàng quang, làm tổn thương dây thần kinh bàng quang dẫn tới són tiểu sau sinh;
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Sự lão hóa cơ bàng quang làm giảm khả năng chứa đựng và giữ nước tiểu gây ra các cơn co thắt bàng quang không kiểm soát được và tiểu không tự chủ diễn ra thường xuyên;
Mãn kinh: Hiện tượng rò rỉ nước tiểu ở nữ giới xảy ra khi phụ nữ mãn kinh sản xuất ít estrogen hơn (Estrogen là hormone giúp giữ cho niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh). Sự suy giảm estrogen còn làm cho âm đạo bị khô rát, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đây dẫn tới chứng tiểu són, rò rỉ nước tiểu;
Nguyên nhân bệnh lý
Sỏi tiết niệu: Sỏi xuất hiện trong tiết niệu gây cọ xát niêm mạc hệ tiết niệu gây tổn thương dẫn tới các rối loạn tiểu tiện như tiểu không tự chủ, són tiểu, tiểu nhiều lần;
Rối loạn thần kinh thực vật: Bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, Parkinson, u não hoặc chấn thương cột sống có thể gây cản trở các tín hiệu bàng quang báo lên não khi nước tiểu đầy khiến tiểu không kiểm soát.
Việc điều trị chứng rò rỉ nước tiểu ở phụ nữ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bác sĩ ưu tiên chỉ định phương pháp điều trị tự nhiên không xâm lấn, chỉ khi những phương pháp này không phát huy hiệu quả mới cân nhắc tiến hành phương pháp điều trị khác.
Dựa trên việc ghi chép nhật ký bàng quang, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều chỉnh lịch trình đi tiểu hàng ngày của chị em bằng cách cố gắng nhịn đi tiểu khi bị kích thích, mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu để tạo thói quen giữ nước tiểu lâu hơn cho bàng quang.
Bác sĩ hướng dẫn chị em thực hiện nhóm bài tập tăng sức khỏe cơ sàn chậu, gọi là bài tập Kegel. Thông qua nhóm bài tập này, cơ sàn chậu khỏe mạnh hơn, biết cách thư giãn và thắt chặt để kiểm soát dòng chảy nước tiểu, ngăn không cho nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài không theo ý muốn.
Khi những phương pháp điều trị nêu trên không phát huy hiệu quả, chị em sẽ được bác sĩ tư vấn áp dụng các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn, gồm:
Bác sĩ kê toa một số loại thuốc với mục đích thư giãn cơ bàng quang, ngăn ngừa cơn co thắt bàng quang, đồng thời chặn các tín hiệu thần kinh làm tăng cảm giác tiểu tiện và tiểu gấp.
Chỉ khi những phương pháp nêu trên không cho hiệu quả điều trị như mong muốn, bác sĩ mới tư vấn người bệnh phác đồ phẫu thuật để điều trị són tiểu.
Ở phụ nữ, quá trình mang thai và sinh nở có thể khiến cơ sàn chậu trở nên suy yếu và bị tổn thương. Thành phần nâng đỡ bên dưới niệu đạo không thể giữ niệu đạo và bàng quang ở đúng vị trí bình thường, dẫn đến phụ nữ sau sinh dễ bị són tiểu khi gắng sức.
Để chấm dứt tình trạng rò rỉ nước tiểu, chị em cần thăm khám sớm và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí