10/08/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Đái buốt ra máu là dấu hiệu lâm sàng của các bệnh tiết niệu ở nữ giới. Đây là hiện tượng hồng cầu trong lượng nước tiểu cao hơn mức bình thường hoặc người bệnh mắc một bệnh lý tiết niệu khiến xảy ra hiện tượng xuất huyết.
Đái buốt ra máu ở nữ là tình trạng máu lẫn trong nước tiểu trong quá trình cơ thể đào thải nước tiểu ra ngoài. Dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất của đái buốt ra máu là nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Độ đậm hoặc nhạt của màu máu trong nước tiểu phụ thuộc vào nồng độ hồng cầu bên trong nước tiểu.
Dù độ đậm nhạt không phải là cơ sở để nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng khi tình trạng đái buốt ra máu ở nữ kéo dài với màu nước tiểu đậm, người bệnh cần đi khám kịp thời để phòng ngừa tình trạng bị mất máu.
Hệ tiết niệu ở người có chức năng lọc máu và tạo nước tiểu dưới dạng chất thải phụ. Hệ bao gồm các cơ quan thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Cơ thể sau khi giữ lại phân loại các thực phẩm được nạp vào trong cơ thể sẽ tiếp tục loại bỏ những chất dư thừa từ thức ăn dưới dạng thể lỏng ure.
Chất lỏng này được đưa vào máu rồi đến thận, sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với nước và những chất thải khác dưới dạng nước tiểu thông qua bàng quang và niệu đạo.
Đây là hiện tượng nước tiểu có màu đỏ hoặc sẫm do lượng hồng cầu trong nước tiểu cao. Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng bằng mắt thường. Đôi lúc nước tiểu cũng sẽ xuất hiện những cục máu đông.
Tiểu máu vi thể cũng là hiện tượng lượng hồng cầu trong máu cao bất thường. Tuy nhiên vẫn chưa đủ để làm thay đổi màu nước tiểu. Tiểu máu vi thể chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi hoặc thông qua những triệu chứng khác.
Đái buốt ra máu ở nữ không phải là một triệu chứng nguy hiểm, và những bệnh gây ra tiểu máu cũng thường có thể dễ dàng điều trị nội khoa bằng cách uống thuốc nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải đề phòng rủi ro tiểu máu tiến triển thành những biến chứng tiết niệu nguy hiểm trong trường hợp bệnh kéo dài nhiều tháng không được đ.iều tr.ị.
Đa số các nguyên nhân gây đái buốt ra máu ở nữ đều là những bệnh lý liên quan đến một trong những cơ quan thuộc hệ tiết niệu, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm. Mặt khác, đái buốt ra máu ở phụ nữ cũng có thể là cho hiện tượng xuất huyết từ âm đạo, cổ tử cung.
3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến ở nữ giới. Do cấu trúc sinh học, đường niệu đạo của nữ giới thẳng và ngắn nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
Số liệu thống kê từ Viện Quốc gia về bệnh Đái tháo đường, Tiêu hóa và bệnh Thận tại Mỹ, có khoảng 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở niệu đạo, niệu quản, thận hoặc bàng quang.
Đái buốt ra máu ở nữ là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp những triệu chứng khác như tần suất đi tiểu thay đổi bất thường, tiểu buốt, đau vùng xương chậu,…v.v.
Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của những khoáng chất dư thừa bên trong hệ tiết niệu dưới dạng rắn. Sỏi tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận.
Đái buốt ra máu ở nữ là triệu chứng của bệnh, xuất hiện khi những khối sỏi làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Từ đó, máu lẫn vào trong nước tiểu tại thận hoặc bàng quang và đào thải cùng với nước tiểu ra ngoài.
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Một người bị lạc nội mạc tử cung khi các mô bên trong thành tử cung phát triển ở ngay trong tử cung hoặc bên ngoài tử cung. Những vị trí mà các mô này phát triển thương là khung chậu hoặc khoang bụng.
Người bị lạc nội mạc tử cung sẽ có những khối u khiến tử cung và các vùng xung quanh sưng hoặc chảy máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đái buốt ra máu ở nữ. Ngoài ra, người bệnh sẽ chịu những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, vùng chậu.
Ung thư là biến chứng nặng nhất của các bệnh tiết niệu. Vì thế, triệu chứng của ung thư cũng tương tự triệu chứng chung của những bệnh tiết niệu khác nhưng nghiêm trọng hơn, trong đó có đái buốt ra máu ở nữ.
Hai loại ung thư tiết niệu thường gặp nhất là ung thư bàng quang và ung thư thận. Dù nguyên nhân này không phổ biến bằng các bệnh lý tiết niệu kể trên, người bệnh khi phát hiện triệu chứng tiểu máu, cần đi khám và tầm soát ung thư để giảm thiểu rủi ro.
Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất của đái buốt ra máu ở nữ giới là nước tiểu có màu hồng nhạt, đỏ hoặc sẫm. Và vì đái buốt ra máu ở nữ giới là một triệu chứng những các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu khác, vì thế người bệnh cũng sẽ trải qua những triệu chứng điển hình của các bệnh tiết niệu như:
Tiểu buốt;
Đau vùng chậu, bụng dưới;
Tiểu khó;
Thay đổi tần suất đi tiểu rõ rệt (Đi tiểu nhiều hơn hoặc đi tiểu ít hơn);
Buồn nôn và nôn;
Sốt, ớn lạnh;
Tuy nhiên, đối với đái buốt ra máu ở nữ, triệu chứng không gây đau đớn hay cảm giác gì khó chịu cho người bệnh. Bạn sẽ chỉ biết mình có triệu chứng tiểu máu khi thấy có máu lẫn trong nước tiểu. Đối với các trường hợp tiểu máu vi thể, người bệnh có thể nghi ngờ thông qua các triệu chứng lâm sàng khác để đi khám và xét nghiệm nước tiểu để biết được nồng độ hồng cầu trong nước tiểu của mình.
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí