Cách cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát - Lắng nghe tư vấn bác sĩ

17/09/2024

Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi

Đánh giá hữu ích:

Đi tiểu không kiểm soát là một trong những nguyên nhân gây giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường khó nói, khó giãi bày khiến người bệnh âm thầm chịu đựng, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Đây là chứng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ sinh nhiều lần. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

  • TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
  • Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
  • phí điều trị
  • phí phẫu thuật
  • Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

Tiểu không kiểm soát là gì?

Tiểu không kiểm soát là bệnh nhân không tự chủ được việc đi tiểu, có rò rỉ nước tiểu hoặc tiểu són. Tiểu không kiểm soát có nhiều dạng khác nhau, một trong những dạng đó là tiểu không kiểm soát đột xuất hoặc khẩn cấp. Đó là tình trạng mà bệnh nhân đột nhiên cảm giác muốn đi tiểu, cảm giác này đến đột ngột, khẩn cấp làm cho bệnh nhân thường không kịp đến nhà vệ sinh.

Tiểu không kiểm soát đột xuất thường gặp, đặc biệt ở giới nữ. Có những biện pháp điều trị cho tình trạng này. Có nhiều phương pháp bệnh nhân có thể tự áp dụng tại nhà giúp ích trong việc giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu này.

Nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát

Một số nguyên nhân sau đây có khả năng gây ra tiểu không tự chủ, bao gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đôi khi gây ra són tiểu và được điều trị bằng kháng sinh.

Thuốc lợi tiểu, cafein hoặc rượu bia: Tình trạng không kiểm soát được nước tiểu có thể là tác dụng phụ của các chất kích thích cơ thể tiết ra nhiều nước tiểu.

Rối loạn ở vùng cơ sàn chậu: Sự suy yếu của các cơ và mô ở vùng sàn chậu (thường do mang thai nhiều lần) là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu tiểu không tự chủ và sa trệ vùng chậu.

Táo bón mãn tính, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

Các vấn đề về thần kinh và cơ bắp: Khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở, các cơ tại vùng này trở nên mất kiểm soát, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.

Các vấn đề về giải phẫu học: Lối thông ra từ bàng quang vào niệu đạo có thể bị tắc nghẽn do sự xuất hiện của sỏi trong bàng quang hoặc khối u bất thường.

Cách để cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát tại nhà

Có nhiều biện pháp có thể giúp cải thiện được triệu chứng của bệnh như:

Giảm lượng nước uống, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Ngừng hoặc giảm các loại thức ăn hoặc nước uống làm cho các triệu chứng khởi phát hoặc trầm trọng hơn. Thông thường các loại thực phẩm này là rượu, cafe hay các loại thức ăn cay hoặc nóng.

Ngừa tình trạng táo bón – táo bón chính là nguyên nhân thường gặp gây ra bởi tình trạng hoạt động ruột không tốt. Táo bón làm cho tiểu không kiểm soát trầm trọng hơn.

Các phương pháp làm cải thiện triệu chứng như:

Phương pháp tập luyện bàng quang: Bạn nên tập thói quen cho bàng quang bằng việc đi tiểu vào một số khung giờ cố định. Việc này đôi khi khó khăn và nên được thực hiện ngay cả khi bạn chưa cần đi tiểu ngay. Việc đi tiểu vào khung giờ cố định giúp cho bàng quang có thói quen tối từ đó làm quen với nhịp độ cố định.

Phương pháp tập luyện cơ vùng chậu: Việc tập luyện giúp cơ vùng chậu thê vững chắc giúp kiểm soát tốt hơn nước tiểu. Việc luyện tập cần được sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp thư giãn: Việc tập luyện cách thư giãn hiệu quả giúp ích kiểm soát được triệu chứng của bệnh. Hãy hít thở thật chậm và sâu, thắt chặt cơ vùng chậu và cảm nhận cảm giác mắc tiểu dần dần trôi qua sau đó đến nhà vệ sinh khi tiện lợi.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh liên quan đến việc tiểu không kiểm soát (rò rỉ nước tiểu, nhu cầu đi tiểu xuất hiện đột ngột và dữ dội, đi tiểu đêm hoặc nhiều lần,...) bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ.

Bác sĩ cần xác định dạng tiểu không kiểm soát thông qua triệu chứng của người bệnh, từ đó có quyết định phác đồ điều_trịi phù hợp.

Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp đầy đủ các dấu hiệu bệnh và được bác sĩ kiểm tra triệu chứng thực thể. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một thao tác đơn giản như ho để đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiểu không kiểm soát?

Chẩn đoán bao gồm xem xét bệnh sử, chụp X-quang, xét nghiệm máu, nước tiểu và các xét nghiệm khác để kiểm tra bàng quang hoạt động như thế nào.

Các xét nghiệm chuyên biệt về niệu động học như đo áp lực trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện.

Ngoài ra, một số thủ thuật và xét nghiệm khác mà bác sĩ thường chỉ định là:

Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, máu hoặc các bất thường khác.

 Lập nhật ký trong vài ngày để ghi lại lượng nước đã uống, thời điểm đi tiểu, lưu lượng nước tiểu thải ra, tính cả số lần có nhu cầu tiểu tiện bình thường lẫn những lần tiểu không kiểm soát.

 Đo lượng nước tiểu sót lại sau khi tiểu bằng cách sử dụng một thùng chứa có số đo thể tích. Sau đó, bác sĩ kiểm tra lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang bằng cách sử dụng ống thông hoặc siêu âm. Nếu tồn đọng một lượng lớn nước tiểu trong bàng quang, có thể đường tiết niệu đang bị tắc nghẽn hoặc các dây thần kinh, cơ bàng quang gặp vấn đề.

Nếu cần thêm thông tin, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan khác, chẳng hạn như xét nghiệm hệ tiết niệu và siêu âm vùng chậu. Những loại xét nghiệm này thường áp dụng cho người đang cân nhắc phẫu thuật.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng tiểu không kiểm soát do nguyên nhân gì, cũng như những phương pháp điều;trị tình trạng này. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đến chị em trong việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống của mình.

Bài viết liên quan