10/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Hiện nay, có nhiều người gặp tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít và lại đi tiểu rất nhiều lần trong ngày. Điều này gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và thậm chí còn là tiềm ẩn của một bệnh lý nào đó. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách chẩn trị tình trạng này nhé!
Chỉ sau 5 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí
Đi tiểu nhiều hơn số lần bình thường, ban ngày có thể hơn 7 lần và ban đêm là hơn 2 lần.
Cảm giác buồn tiểu bất ngờ xuất hiện, rất khó nhịn nhưng khi đi tiểu lại ra rất ít, thậm chí là không có nước tiểu.
Vừa đi tiểu xong lại tiếp tục buồn tiểu, rất khó nhịn.
Nước tiểu đục màu, có bọt và thậm chí là có máu.
Khi đi tiểu có thể cảm thấy đau rát và đau bụng dưới.
Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng bị sút cân, đau lưng, đau hông, thậm chí là bị sốt, nôn, mệt mỏi,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít
Mắc tiểu nhưng tiểu ít là một vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra. Người bị tình trạng này thường phải đối mặt với nhiều phiền toái, bất tiện và lo lắng trong cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng mắc tiểu nhưng lượng nước tiểu lại ít có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Dưới đây là một số ví dụ về các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng trên:
Nóng trong người: Khi cơ thể bạn trở nên quá nóng, đặc biệt là nóng gan sẽ gây ra hiện tượng muốn đi tiểu nhưng nước tiểu lại ít hay tình trạng đi tiểu bị đau.
Viêm niệu đạo: Khi niệu đạo bị viêm, vùng viêm sưng to, gây áp lực lên ống niệu đạo, làm hẹp hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu, gây khó khăn trong quá trình tiểu tiện và dẫn đến tình trạng tiểu khó.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang. Khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào niệu đạo, chúng không chỉ gây viêm niệu đạo mà còn có khả năng di chuyển lên các bộ phận khác của hệ tiết niệu bao gồm bàng quang, ống thận và thận. Điều này dẫn đến rối loạn trong hệ tiết niệu và gây ra nhiều triệu chứng không mong muốn.
Viêm, phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại, nó có thể tăng kích thước và trọng lượng. Khi tuyến tiền liệt phình to, nó chèn ép vào bàng quang và ống niệu đạo, gây ra các triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu không ra và khó tiểu, đi tiểu buốt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của các vấn đề về tiểu tiện ở nam giới, đặc biệt là ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên.
Khi gặp bất kì triệu chứng nào nên trên, bạn không nên bỏ qua và cần được thăm khám bởi bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và có phác đồ điều_trị phù hợp.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh
Kiểm tra hoạt động của bàng quang:
Khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh.
Sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp X-quang hệ tiết niệu, siêu âm ổ bụng, soi/chụp bàng quang, chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính...
Thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc một số xét nghiệm cần thiết khác,…
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp kiểm tra chuyên biệt khác liên quan tới đường tiết niệu như đo áp lực bàng quang, kiểm tra lưu lượng nước tiểu hay kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quan sau khi đi vệ sinh,...
Biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít
Mắc tiểu nhưng tiểu ít không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn có thể tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc điều trị theo hướng như sau:
Dựa vào nguyên nhân để có phác đồ điều_trịi phù hợp.
Thay đổi chế độ ăn: hạn chế những loại thực phẩm lợi tiểu hoặc kích thích hoạt động bàng quang, không dùng chất kích thích, đồ uống có gas, đồ cay, nhiều dầu mỡ, đồ nhiều muối,...
Tạo thói quen đi tiểu vào những giờ cố định trong ngày, từ đó duy trì thói quen giữ nước cho bàng quang và giúp giảm số lần đi tiểu.
Uống đủ lượng nước cần thiết.
Mắc tiểu nhưng tiểu ít tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại là biểu hiện và nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, hãy thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám biết được nguyên nhân và có phác đổ điều_trịi phù hợp. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe thật tốt để góp phần ngăn ngừa bệnh tật bạn nhé!
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí