Những điều bạn nên biết về tình trạng đau tinh hoàn ở nam giới

15/08/2024

Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi

Đánh giá hữu ích:

Đau tinh hoàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

  • TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
  • Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
  • phí điều trị
  • phí phẫu thuật
  • Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

Đau tinh hoàn là bệnh gì?

Đau tinh hoàn là tình trạng đau nhức xảy ra ở một phần hoặc một hoặc cả hai tinh hoàn, có thể khởi phát đột ngột hay kéo dài tùy theo từng trường hợp. Vấn đề này thường gây ảnh hưởng đến nam giới trong mọi độ tuổi.

Cụ thể, tinh hoàn là cơ quan sinh dục nhỏ hình trứng nằm bên trong một túi da mỏng (bìu). Chức năng chính là sản xuất tinh trùng và nội tiết tố androgen, trong đó chủ yếu là testosterone.

Quá trình giải phóng testosterone được kiểm soát bởi hormone kích thích hoàng thể thùy trước tuyến yên. Trong khi đó, việc sản xuất tinh trùng sẽ chịu kiểm soát bởi hormone kích thích nang trứng thùy trước tuyến yên và testosterone tuyến sinh dục.

Khi tinh hoàn bị đau buốt, cơn đau có thể là cấp tính (xuất hiện đột ngột và không kéo dài) hoặc mãn tính (từ từ và kéo dài). Đa phần các trường hợp đều xuất phát từ chấn thương bất ngờ, gây đau dữ dội bởi vị trí này hội tụ nhiều dây thần kinh nhạy cảm.

Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ những yếu tố khác, thậm chí không hoàn toàn đến từ tinh hoàn mà là một bộ phận khác trên cơ thể như bẹn bìu, vùng bìu, thận, niệu quản. Loại này được gọi là đau chuyển tiếp.

Bị đau tinh hoàn cảnh báo vấn đề gì ở nam giới?

Đau tinh hoàn không phải do tai nạn, chấn thương có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

 Viêm tinh hoàn.

 Sỏi thận.

 Thoát vị bẹn.

 Viêm mào tinh hoàn.

 Nang sinh tinh.

 Tràn dịch màng tinh hoàn.

 Khối tụ máu.

 Giãn tĩnh mạch thừng tinh.

 Xoắn tinh hoàn.

 Ung thư tinh hoàn.

 Bệnh Chlamydia.

Nếu tình trạng không được phát hiện và hỗ trợ đ.iều t.rị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nam giới mắc bệnh Chlamydia hoặc bị xoắn tinh hoàn có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng sau:

+ Tổn thương vĩnh viễn.

+ Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

+ Nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể, có thể gây tử vong.

Triệu chứng đau tinh hoàn ở nam giới

Đau tinh hoàn có thể dễ dàng nhận biết với một số triệu chứng điển hình như sau:

 Đau: Mức độ cơn đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Một chấn thương đột ngột thường gây ra cảm giác đau buốt sau đó âm ỉ. Trong khi đó, đau do viêm mào tinh hoàn sẽ trở nên trầm trọng theo thời gian. Sỏi thận thường gây đau nhói ở lưng, lan dần đến tinh hoàn và đầu dương vật.

 Bầm tím: Dấu hiệu bầm tím có thể xuất hiện trên bìu nếu tinh hoàn bị thương.

 Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý, bao gồm chấn thương tinh hoàn, sỏi thận hoặc viêm tinh hoàn.

 Sưng tấy: Vùng bìu có thể xuất hiện cục u, bề mặt bóng và màu đỏ. Đây thường là dấu hiệu của chấn thương, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn hoặc khối u tinh hoàn.

 Sốt: Đau tinh hoàn kèm sốt là dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.

 Các vấn đề về tiểu tiện: Một số loại sỏi thận có thể gây ra tình trạng đi tiểu tiện thường xuyên, nóng rát khi tiểu hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu.

Phương pháp điều trị đau tinh hoàn

Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp đ_iều tr_ị đau tinh hoàn phù hợp. Cụ thể như sau:

 Điều trị tại nhà

+ Chườm đá vào vị trí đau.

+ Đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm.

+ Tắm nước ấm.

 Dùng thuốc

Nếu các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, nam giới có thể được chỉ định dùng thuốc, bao gồm:

 Thuốc giảm đau: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm Aspirin, Ibuprofen và Naproxen, có thể giúp giảm đau. Những loại này thường được kê đơn trong trường hợp cơn đau xuất hiện do chấn thương hoặc viêm tinh hoàn.

 Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng: Những loại thuốc này thường được chỉ định đối với trường hợp đau do viêm tinh hoàn và viêm mào tinh.

Thu.ốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như Amitriptyline có thể được sử dụng để điều trị đau tinh hoàn do tổn thương dây thần kinh.

 Phẫu thuật

Tình trạng đau tinh hoàn thường không cần phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn. Cụ thể như sau:

 Phẫu thuật đối với tình trạng xoắn tinh hoàn: Bác sĩ sẽ tiến hành tháo xoắn thừng tinh và khôi phục lưu lượng máu đến tinh hoàn. Bước tiếp theo là khâu các mũi xung quanh tinh hoàn để tránh tình trạng tổn thương lặp lại, kể cả bên đối diện.

 Phẫu thuật sửa chữa thoát vị: Thủ tục này được thực hiện nếu khối thoát vị không thể đẩy trở lại vào ổ bụng hoặc thu nhỏ kích thước.

 Cắt bỏ mào tinh hoàn: Bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ mào tinh nếu xuất hiện dấu hiệu đau mãn tính mà không đáp ứng với thu.ốc đ.iều tr.ị.

 Nối lại ống dẫn tinh: Đây là phương pháp được chỉ đ.ịnh trong trường hợp nam giới đau tinh hoàn do bị thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, lựa chọn đ.iều tr.ị này hiếm khi được tiến hành, nếu có sẽ thường thực hiện như phẫu thuật ngoại trú.

 Tán sỏi bằng sóng xung kích: Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thận.

 Phương pháp MDSC: Thao tác này được thực hiện thông qua hình thức gây mê. Cụ thể, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để mổ và cắt các dây thần kinh đi qua thừng tinh, nhằm mục đích chữa khỏi hoặc giảm đau tinh hoàn.

 Cắt bỏ tinh hoàn: Đây là phương pháp cuối cùng nhưng hiếm khi xảy ra, chỉ thực hiện trong trường hợp cơn đau không thể đ_iều tr_ị hiệu quả bằng thuốc hoặc các thủ thuật ít xâm lấn.

Sau bất kỳ phẫu thuật nào, điều quan trọng là phải chăm sóc vết thương đúng cách và kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với vấn đề này, nam giới nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được hướng dẫn chỉ tiết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ để được theo dõi và kiểm tra thường xuyên nhằm tránh các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tình trạng đau tinh hoàn, hãy gọi ngay tới hotline: 0866 901 115 hoặc trò chuyện với các bác sĩ nam khoa Quang Ngãi qua khung thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất các vấn đề nhé!

Bài viết liên quan