07/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Mắc tiểu nhưng tiểu không được là tình trạng khá phổ biến gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp kiểm soát vấn đề này hiệu quả.
Hiện tượng mắc tiểu nhưng không tiểu được do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy không nguy hiểm tức thì nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này diễn biến lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ về vấn đề này và có cách khắc phục hiệu quả.
Mắc tiểu nhưng không tiểu được là tình trạng dù rất buồn tiểu nhưng khi đi tiểu không đi được hoặc chỉ ra lượng nước tiểu rất ít, chỉ ra vài giọt. Đáng lưu ý, tình trạng này không chỉ gây bất tiện mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến thận nói riêng hay hệ tiết niệu nói chung. Việc thăm khám, điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cần thiết.
Tiểu không hết: Sau khi tiểu, bệnh nhân không có cảm giác thoải mái, cảm giác bàng quang sạch nước tiểu, thay vào đó vẫn còn cảm thấy tức nặng ở vùng bụng dưới (vùng hạ vị).
Tiểu nhiều: Khi tiểu không hết, nước tiểu vẫn còn lại ở trong bàng quang, người bệnh dễ có cảm giác buồn tiểu, trung bình cứ khoảng 15 – 30 phút lại phải tiểu một lần, hoặc buồn tiểu ngay khi vừa mới tiểu xong, tình trạng này gây bất tiện nghiêm trọng khi người bệnh đang sử dụng các phương tiện công cộng như tàu lửa, xe bus…
Tia nước tiểu yếu: chân hay bị ướt vì tia tiểu yếu, người bệnh phải dùng sức rặn nhiều mới có thể tiểu được.
Hoạt động tiểu tiện là kết quả của sự phối hợp vận động của các cơ bàng quang, cơ cổ bàng quang, cơ thắt niệu đạo. Sự co bóp nhịp nhàng của bàng quang cùng với sự giãn nở của cơ thắt cổ bàng quang, và sự thông thương của ống niệu đạo (không bị bít tắc). Bất kì tác nhân nào ảnh hưởng đến 3 yếu tố kể trên sẽ có thể gây ra việc không tiểu ở nam giới:
Bàng quang không co bóp
Rối loạn cơ bàng quang: Những bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não, đái tháo đường, liệt bàng quang, hoặc chấn thương vùng cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng đến sự chi phối của hệ thần kinh lên cơ bàng quang.
Sự không giãn nở cơ cổ bàng quang: Do tình trạng viêm mạn tính gây xơ chai, hẹp cổ bàng quang bẩm sinh/ mắc phải.
Phì đại tuyến tiền liệt
Kích thước tuyến tiền liệt khoảng 3×4 cm, bề dày 2.5cm, khối lượng khoảng 20 gam. Nó nằm ở vùng đáy bàng quang. Vai trò của tuyến tiền liệt là chế tiết chất nhờn giúp pha loãng tinh trùng thành tinh dịch. Tiền liệt tuyến chỉ hiện diện ở cơ thể nam giới và sẽ phì đại dần theo thời gian. Nó bao quanh cổ bàng quang, nơi mà nước tiểu chảy theo đường niệu đạo xuyên qua nó. Vì thế khi bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu gây gây tiểu khó, thậm chí không tiểu được ở nam giới.
Tỉ lệ nam giới lớn tuổi ở Việt Nam bị phì đại tuyến tiền liệt vào khoảng 45% đến 70% (tương đối cao). Tỉ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh thường tăng theo độ tuổi của nam giới. Hẹp cổ bàng quang là ảnh hưởng phổ biến nhất của phì đại tuyến tiền liệt.
Tắc niệu đạo
Sỏi thận, sỏi niệu quản, thậm chí sỏi bàng quang khi đi xuống đều có thể gây tắc niệu đạo, khó tiểu ở nam giới.
Ngoài ra, các khối u của các tạng trong ổ bụng chèn ép gây hẹp niệu đạo cũng dẫn đến tình trạng này.
Các tác nhân khác
Các yếu tố khác như cảm lạnh, tiền sử thủng bàng quang, tác dụng phụ của thuốc, và căng thẳng cũng có thể góp phần làm xuất hiện triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu không được.
Cảm lạnh có thể gây tiểu không được, đặc biệt khi cảm lạnh ảnh hưởng đến đường tiểu, gây viêm và làm giảm sức mạnh của bàng quang.
Tiền sử thủng bàng quang, như trong trường hợp chấn thương hoặc sau quá trình điều trị phẫu thuật, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn khả năng kiểm soát tiểu.
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống dị ứng, thuốc trị tăng tuyến tiền liệt hoặc thuốc giảm áp lực máu có thể có tác dụng phụ làm tác động đến chức năng tiểu của cơ thể.
Căng thẳng cũng có thể tác động đến hệ thống niệu quản, gây ra triệu chứng bí tiểu. Nhiễm chì, đặc biệt ở mức độ cao, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm thận và làm giảm chức năng niệu quản.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách xử lý thích hợp.
Khi bị mắc tiểu nhưng tiểu không được cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Bạn cần thực hiện như sau:
Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi như đi bộ, cầu lông, đạp xe…
Không nên nhịn tiểu và không nên ngồi lâu làm ứ đọng nước tiểu càng dễ dẫn đến việc mắc tiểu nhưng không tiểu được.
Có thể áp dụng các biện pháp dân gian, đông y chữa bí tiểu dễ làm ở nhà như: uống nước bông mã đề, râu ngô, nước ép bí xanh, rễ cỏ tranh sắc nước, nước rau má….
Đến gặp bác sĩ ngay khi thấy căng tức bụng, không tiểu được quá 48 giờ, sốt. Lúc này bạn sẽ được bác sĩ thông tiểu bằng dụng cụ vô khuẩn. Rồi sau đó sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bí tiểu để áp dụng điều trị cho từng bệnh. Bạn cần phải thực hiện nghiêm chỉ định của bác sĩ.
Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi là phòng khám chuyên khám chữa, điều trị các bệnh nam khoa được cấp phép hoạt động với đầy đủ các tiêu chí của một phòng khám uy tín mà nam giới có thể tham khảo.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng phương pháp hỗ trợ điều trị khoa học, hiện đại, phòng khám đã tiếp nhận khám chữa thành công cho hàng nghìn ca bệnh, trở thành địa chỉ y tế tin cậy nhận được nhiều lượt đánh giá tốt.
Phòng khám luôn chú trọng xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất khang trang, tiện nghi, sạch sẽ, không gian rộng rãi với nhiều phòng ban, mô hình khám chữa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trang thiết bị máy móc phòng khám sử dụng được nhập khẩu từ các nước tiên tiến và luôn được vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ nhằm đảm bảo sự an toàn và hỗ trợ quá trình khám chữa chính xác, tối ưu.
Người bệnh sẽ được đội ngũ nhân viên tiếp đón, hỗ trợ nhiệt tình. Thủ tục đăng ký nhanh gọn, người bệnh có thể đăng ký lịch khám trực tuyến trước để không mất thời gian chờ đợi
Chi phí công khai, minh bạch giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình khám chữa bệnh, chi phí được thu theo quy định của Bộ y tế và được tư vấn rõ ràng.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí