17/08/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Đi tiểu bị buốt là tình trạng nam giới có cảm giác đau hoặc khó chịu khi tiểu tiện. Nguyên nhân của tiểu buốt có thể do nhiều yếu tố như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, táo bón, rối loạn tuyến tiền liệt và cả căng thẳng tinh thần.
Các triệu chứng đi tiểu bị buốt thường gặp sau đây:
Cảm giác đau, châm chích, nóng rát, ngứa ngáy dương_vật trước và sau khi đi tiểu;
Nước tiểu có mùi lạ;
Tia tiểu yếu, tiểu cảm giác không hết nước tiểu, tiểu rắt, phải ngừng lại bị cảm giác đau buốt;
Ngoài ra, khi xuất hiện một số triệu chứng nặng hơn sau đây bạn cần được khám ngay với bác sĩ:
Chỉ sau 5 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí
Máu trong nước tiểu, thường có màu hồng, nâu hoặc đỏ;
Đau ở bên cạnh hoặc sau lưng;
Đau kéo dài hơn 24 giờ;
Xuất hiện dịch bất thường từ dương v.ật như dịch mủ, dịch trong;
Sốt.
Viêm đường tiết niệu trên và dưới: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiểu bị buốt là nhiễm trùng đường tiểu, như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm cổ bàng quang, thận bể thận.
Bệnh tuyến tiền liệt: Các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, tăng sinh tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra tiểu buốt và khó tiểu.
TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI
Ung thư: Ung thư đường tiểu hoặc ung thư các cơ quan xung quanh như niệu quản, bàng quang, hoặc thậm chí ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra rối loạn tiểu tiện, ứ đọng nước tiểu gây tiểu buốt và khó tiểu.
Vấn đề về thận: như nhiễm trùng thận, bể thận hoặc sỏi thận.
Dị ứng với hóa chất: Phản ứng với xà phòng, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Ngoài ra, tiểu buốt ra mủ, tiểu đau ở nam giới có thể do các bệnh lây qua đường tình dụ.c (STDs) hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc hóa trị ung thư hoặc liệu pháp bức xạ trong khu vực chậu có thể gây viêm bàng quang và làm cho tiểu buốt trở nên đau đớn.
Để xác định và đánh giá đúng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu những phương pháp khám và xét nghiệm sau:
Lấy thông tin về triệu chứng, thói quen sinh hoạt, hoạt động tình d.ục.
Đánh giá, kiểm tra tình trạng bên ngoài của dương_vật.
Xét nghiệm máu, nước tiểu.
Cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ.
Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, nội soi bàng quang khi không có dấu hiệu viêm cấp tính.
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán tiểu bị buốt.
Tiểu bị buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt, tắc nghẽn niệu đạo, và kích ứng da.
Để giải quyết tình trạng tiểu buốt, cần xác định nguyên nhân gây ra và áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, kháng sinh là phương pháp thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị.
TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI
Trong khi đó, viêm tuyến tiền liệt có thể được chữa bằng kháng sinh, thuốc chống viêm không kê đơn, xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước nóng và sử dụng thuốc được gọi là chất chống co cơ xung quanh tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, cần tránh sử dụng các sản phẩm hóa chất gần khu vực sinh d.ục để tránh kích ứng da. Nếu triệu chứng tiểu buốt không giảm sau vài ngày hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa tiểu bị buốt, dưới đây là một số cách chi tiết và hiệu quả:
Uống nhiều và đều nước trong ngày, Lượng nước cho người trưởng thành ko có bệnh lý là từ 2-3 lít nước, nên uống rải đều trong ngày, tránh uống quá nhiều vào một thời điểm.
Hạn chế uống các loại đồ uống có cồn và caffeine: Các chất này có thể gây kích thích và tăng tần suất tiểu buốt. Thay thế chúng bằng nước hoặc các loại đồ uống không có chứa cồn và caffeine.
Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ: Điều này giúp giảm tiểu vào ban đêm, giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn.
Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có cảm giác căng tức bàng quang: Đi tiểu đều đặn và không giữ nước trong quá lâu để tránh căng thẳng cơ bàng quang, điều này có thể góp phần giảm tiểu buốt.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm triệu chứng tiểu buốt, như tăng cường cơ bàng quang và giảm căng thẳng.
Tránh ăn uống quá nhiều gia vị, thức ăn có hàm lượng natri cao: Gia vị và thức ăn giàu natri có thể gây tăng cường tiểu buốt. Hạn chế việc sử dụng gia vị và chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
Ăn các loại rau củ quả lợi tiểu như: Dưa hấu, cà chua, dưa chuột, nước ép việt quất, nho, atiso, cần tây, măng tây,...
Giữ vệ sinh cơ quan sinh d.ục đúng cách, sử dụng đồ lót thấm hút mồ hôi.
Điều chỉnh tần suất quan_hệ tình_dục và sử dụng bảo vệ để tránh lây nhiễm bệnh tìn.h d.ục.
Kiểm tra định kỳ với bác sĩ để theo dõi sức khỏe tuyến tiền liệt và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tiểu buốt.
Việc chăm sóc sức khỏe đường tiết niệu của nam giới là rất quan trọng. Nếu bạn gặp triệu chứng tiểu bị buốt, hãy liên hệ tới Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi để được tư vấn, đặt lịch thăm khám tìm hiểu nguyên nhân và xử trí kịp thời giúp phái mạnh có một cuộc sống khỏe mạnh và tự tin hơn.
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí