Tình trạng bị bón đi cầu ra máu kéo dài có nguy hiểm không?

21/08/2024

Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi

Đánh giá hữu ích:

Bị bón đi cầu ra máu là tình trạng không phải hiếm gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ mình đang mắc chứng bệnh gì để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp. Dưới đây là những thông tin chi tiết về chứng bị bón đi cầu ra máu bạn có thể tham khảo.

  • TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
  • Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
  • phí điều trị
  • phí phẫu thuật
  • Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI

1. Bị bón đi cầu ra máu là bị làm sao?

Bị bón đi cầu ra máu là là hiện tượng bị chảy máu khi đi vệ sinh, máu có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh, chảy thành tia hoặc thành giọt. Đi ngoài ra máu tươi hoặc đỏ thẫm, thậm chí là thâm đen, lượng máu, thời gian máu đọng sẽ tùy vào mức độ của bệnh.

Bị bón đi cầu ra máu có thể sẽ tự khỏi khi là trường hợp bình thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kèm theo các triệu chứng: khó tiêu, tiêu chảy, khó thở, giảm cân, tim đập nhanh,...thì có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh khác nguy hiểm hơn như: bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, ung thư... Trường hợp này bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa, để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều_trị kịp thời.

Bị bón đi cầu ra máu là là hiện tượng bị chảy khi đi vệ sinh, máu có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh.

 

2. Nguyên nhân khiến bị bón đi cầu ra máu

Bị bón đi cầu ra máu là hiện tượng bình thường, nguyên nhân là do nóng trong hoặc dị vật gây nên. Bên cạnh đó, bị bón đi cầu ra máu còn là dấu hiệu nguy hiểm của các bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Vậy bị bón đi cầu ra máu có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và biến chứng của bị bón đi cầu ra máu.

Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau:

2.1. Nguyên nhân gây ra tình trạng bị bón đi cầu ra máu nguyên phát

Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.

Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.

Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón ở nguyên nhân này là do rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

TRÒ CHUYỆN MIỄN PHÍ cùng với Bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên hữu ích qua KHUNG CHAT BÊN DƯỚI

2.2. Nguyên nhân gây hiện tượng bị bón đi cầu ra máu thứ phát

 Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện là nguyên nhân gây táo bón phổ biến.

Mắc bệnh lý thực thể: Bị bón đi cầu ra máu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như sau:

 Bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh nhiều người mắc phải. Người mắc trĩ có thể bị bón đi cầu ra máu, có máu lẫn trong phân hoặc dính máu trên giấy lau. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cũng khá đa dạng như: Ngồi nhiều, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính, ăn ít chất xơ, ít uống nước, căng thẳng kéo dài, sinh con… Ngoài ra, bệnh trĩ cũng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người bệnh cần dùng thuốc điều trị kéo dài.

 Nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh bệnh trĩ, thì nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng bị bón đi cầu ra máu, máu tươi chảy thành giọt sau khi đi đại tiện. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng đau vùng hậu môn khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do khi bị táo bón người bệnh thường rặn mạnh làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm loét, nhiễm khuẩn hậu môn nếu không được điều trị đúng cách.

 Polyp đại trực tràng

Polyp hình thành là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu khi bệnh nhân đi đại tiện.

 Sa trực tràng

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do có nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, sa trực tràng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1- 3 tuổi hoặc người cao tuổi (trên 50 tuổi), gây tình trạng đi ngoài ra máu đi kèm theo đau bụng dưới. Bệnh sa trực tràng cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến như: sa căng cơ, loét trực tràng đơn độc, hoại tử khối ruột sa…

 Viêm túi thừa

Túi thừa xảy ra khi thành ruột kết bị phồng lên và thường xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân gây ra tình trạng túi thừa chưa được xác định rõ, song các bác sĩ cho rằng có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ quả…

Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa này có thể bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Tình trạng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn, nếu túi thừa không bị cắt bỏ thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.

 Viêm dạ dày ruột

Đa số nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn, một số khác là do virus. Bệnh không chỉ khiến người bệnh đi ngoài ra máu, mà trong phân còn thường lẫn nhiều chất nhầy. Để điều trị, bệnh nhân cần bù đủ chất lỏng, đồng thời dùng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.

 Viêm đại trực tràng

Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần gần hậu môn nhất được gọi là trực tràng, cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm và chảy máu nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại trực tràng, bao gồm: táo bón, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, quan_hệ tình_dục qua đường hậu môn… Triệu chứng đi ngoài ra máu do viêm đại trực tràng có thể cải thiện bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

 Ung thư đại tràng

Nguyên nhân nguy hiểm nhất gây bị bón đi cầu ra máu chính là ung thư đại tràng. Bệnh xảy ra khi tế bào bất thường sinh trưởng ở đây và hình thành khối u ác tính. Tình trạng viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng sẽ dẫn tới chảy máu. Ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng.

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng với các triệu chứng bất thường như đau bụng, đi ngoài ra máu, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, nôn ói, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột… Phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể giúp bệnh nhân ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn.

3. Đối tượng dễ bị bón đi cầu ra máu

Bị bón đi cầu ra máu có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón:

 Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh bị bón đi cầu ra máu.

 Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động cũng rất dễ mắc táo bón, bị bón đi cầu ra máu.

 Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi cùng với chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng, hạn chế vận động mạnh cũng khiến phụ nữ mang thai và sau sinh rất dễ gây ra táo bón, bị bón đi cầu ra máu.

 Trẻ em: Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị bón đi cầu ra máu, do trẻ uống nhiều sữa bột hoặc trẻ mới tập ăn dặm hệ tiêu hóa chưa thích nghi, trẻ lười ăn rau quả, trẻ dễ bị táo bón và mỗi lần đi ngoài, trẻ phải rặn mạnh dẫn đến rách trực tràng và đi ngoài ra máu.

4. Triệu chứng của táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là: đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn:

Dấu hiệu táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.

5. Bị bón đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Bị bón đi cầu ra máu có thể xảy ra khi bệnh nhân mắc táo bón kéo dài. Khi đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, tạo lực ma sát lớn với thành hậu môn, khiến thành hậu môn trầy xước, gây chảy máu. Ở bệnh nhân táo bón, máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi phân, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.

Bị bón đi cầu ra máu cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, biến chứng của bị bón đi cầu ra máu có thể dẫn đến là trĩ, nứt kẽ hậu môn và nguy hiểm nhất là ung thư hậu môn, trực tràng. Máu chảy nhiều có thể gây kích ứng, viêm ngứa, viêm nhiễm hậu môn, vi khuẩn xâm nhập kích thích sản sinh ra tế bào ung thư.

6. Địa chỉ thăm khám tốt, uy tín khi bị bón đi cầu ra máu ?

Hiện nay, có nhiều cơ sở phòng khám và bệnh viện thăm khám chữa trị chứng táo bón trên toàn quốc, do đó người bệnh sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình. Tuy nhiên, để tránh tiền mất tật mang và tốn kém chi phí, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám.

Nếu bạn đang đắn đo không biết lựa chọn địa chỉ nào đủ uy tín để thăm khám về các chứng bệnh liên quan đến táo bón thì Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi là một địa chỉ đáng tin cậy cho bạn. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, tận tâm và nhiều kinh nghiệm, là các chuyên gia đầu ngành từng công tác tại các bệnh viện lớn.

*Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều_trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để hỗ trợ điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều_trị hợp lý.

tư vấn miễn phí
Tư vấn 24/7 086 6901 115

Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan