04/09/2024
Tác giả: Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi
Chảy máu hậu môn là hiện tượng có máu chảy ra từ hậu môn, máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Nhận biết đúng tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trịi hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Chảy máu hậu môn xảy ra khi thường xuất hiện khi đi ngoài và máu có lẫn ở trong phân, có thể do các nguyên nhân sau:
Bệnh trĩ
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ là chảy máu hậu môn với tín chất: máu tươi, dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, trường hợp nặng máu có thể phun ra thành từng tia. Bệnh xuất hiện khi có sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Người mắc bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm có thể gặp biến chứng: áp xe hậu môn, sa búi trĩ,…
Nứt kẽ hậu môn
Đây là bệnh lý khiến người bệnh bị chảy máu hậu môn sau khi đi đại tiện, máu thường chảy thành giọt. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón nên khi đi đại tiện người bệnh phải cố rặn và kết quả là hậu môn bị nứt, sưng đau và chảy máu. Nếu người bệnh không được điều trị có thể sẽ bị biến chứng nhiễm khuẩn hậu môn.
Bệnh ung thư đại trực tràng
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư trực tràng thường là chảy máu hậu môn. Lượng máu chảy ban đầu thường ít nhưng đến khi tế bào ung thư xâm lấn ngày càng nhiều vào đại tràng thì máu chảy sẽ nhiều hơn. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ bị buồn nôn, chướng bụng, đau bụng dưới, cân nặng giảm nhanh chóng,...
Bệnh viêm ruột
Người dưới 50 tuổi là đối tượng dễ bị viêm ruột. Có hai dạng viêm ruột phổ biến là viêm loét đại tràng và Crohn. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ bị chảy máu tươi từ mức độ ít cho đến trung bình bên trong đại trực tràng, máu thường lẫn trong phân cùng với chất nhầy.
Bệnh túi thừa
Các túi nhỏ bên trong thành đại tràng chính là túi thừa. Bệnh lý túi thừa chủ yếu xảy ra tại các điểm yếu mà mạch máu xuyên qua lớp cơ. Dần dần, mạch máu bên trong thành các túi thừa sẽ trở nên xơ cứng và dễ bị vỡ nên xuất hiện tình trạng chảy máu ra ngoài hậu môn.
Các trường hợp nhẹ thường xuất hiện dưới dạng vệt máu đỏ tươi trên phân hoặc có thể thấy cục máu đông hoặc máu và chất nhầy lẫn trong phân. Phân cũng có thể có màu tối, đen và hắc ín.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, máu có thể nhỏ thành giọt hoặc chảy máu nhanh. Mất máu có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, suy nhược cơ thể, tụt huyết áp tư thế…
Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng ở trực tràng, đại tràng hoặc đường tiêu hóa trên. Màu sắc của máu có thể giúp phân biệt vị trí tổn thương:
Nếu máu có màu đỏ tươi trong phân thường có nghĩa là lượng máu chảy ra ở đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn.
Nếu máu màu đỏ sẫm hoặc màu hạt dẻ, vị trí xuất huyết có thể cao hơn, có thể ở đại tràng hoặc ruột non.
Melena (phân đen) là thuật ngữ chỉ tình trạng chảy máu trong dạ dày, chẳng hạn như loét dạ dày chảy máu.
Khi bị chảy máu hậu môn cần làm những việc sau:
Chỉ được phép trì hoãn việc đến bệnh viện khi chảy máu nhẹ (máu thấm ít vào giấy vệ sinh khi chùi hậu môn) - Dùng một vài loại thuốc mỡ hay thuốc đạn đặt hậu môn (mua tại nhà thuốc tây). Không nên kéo dài việc tự chữa bệnh nếu không có hiệu quả sau khi dùng thuốc 7 ngày.
Uống nhiều nước (từ 8-10 ly nước mỗi ngày), ăn nhiều rau; nhiều canh để dễ đi ngoài.
Tránh rặn nhiều, rặn mạnh khi đi ngoài.
Chườm lạnh hay chườm ấm vùng hậu môn để giảm đau.
Sau đó cần thiết phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và được tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trịi y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để chữa bệnh. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Tiếp tục làm việc nặng. Việc nghỉ ngơi là cần thiết, giúp giảm áp lực trong lòng mạch máu, giúp cơ thể kịp thời hàn gắn và bịt kín chỗ chảy máu.
Lạm dụng thuốc điều_trị trĩ. Thuốc điều_trị trĩ có tác dụng tốt nếu dùng đúng chỉ định.
Tác dụng cầm máu giả xảy ra vào giai đoạn không chảy máu của những bệnh khác, khiến người bệnh đánh mất cơ hội để thầy thuốc chẩn đoán bệnh sớm.
Người bệnh nên nhanh chóng đến gặp thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán đầy đủ và chính xác.
Nín đi ngoài, đó là phản ứng xấu; thụ động. Tâm lý chung của người bệnh khi thấy máu chảy mỗi khi đi ngoài thì ngay lập tức tránh đi ngoài. Điều này thường mang lại hậu quả nặng nề.
Bôi hay đắp bằng lá cây hay sửng dụng bài thuốc không rõ nguồn gốc; không rõ tác dụng.
Tóm lại, khi bị chảy máu hậu môn nên đến tham vấn với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Một trong những địa chỉ uy tín hỗ trợ các bệnh liên quan đến hậu môn phải kể đến Phòng Khám Đa Khoa Quảng Ngãi tại 188 Hai Bà Trưng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi là 1 trong 10 địa chỉ chuyên các bệnh phụ khoa nam, phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu môn – trực tràng, bệnh xã hội... được nhiều người bệnh đánh giá tốt trong thời gian qua. Phòng khám có quy trình làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả, nỗ lực mang đến những trải nghiệm an tâm, hài lòng cho người bệnh mỗi khi đến thăm khám chữa bệnh.
Phòng khám đến nay đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân hỗ trợ điều trị khỏi bệnh về hậu môn đảm bảo cấu trúc hậu môn, các chức năng sinh lý, sinh sản. Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi có đầy đủ pháp lý, giấy tờ hoạt động, được cấp phép bởi Sở Y tế.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí